Tham dự buổi hội thảo với hơn 30 đại biểu là đại diện lãnh đạo Phòng văn hóa thông tin huyện Thăng Bình, lãnh đạo Trung tâm văn hóa, thể thao huyện, đại diện các tổ di tích của huyện, đại biểu lãnh đạo Đảng ủy, thường trực HĐND-UBND-UBMTTQVN, các ban ngành đoàn thể của xã và những người đã từng chiến đấu hoặc biết về lịch sử địa đạo Ngọc Sơn.
Hình ảnh: Quang cảnh hội thảo
Để đảm bảo cho cuộc kháng chiến lâu dài, vào khoảng tháng 10 năm 1947, địa đạo Ngọc Sơn được xây dựng, công trình do du kích và nhân dân trong vùng đào gần một năm với chiều dài hơn 1000m, chiều rộng hơn 1m, chiều cao hơn 1,2m nằm sâu trong lòng núi. Trong địa đạo có phòng họp, giếng nước vừa là nơi chiến đấu, trú ẩn vừa là cơ quan quan trọng để cán bộ làm việc.
Giữa năm 1967, lính Mỹ tổ chức một trận càn quét lớn tại Ngọc Sơn, chúng cho trực thăng đổ bộ lính ngoài động cát sau đó tiến vào làng lung sục. Trước tình thế khó khăn và không cân sức, các du kích của ta đã vào địa đạo để trú ẩn và bị lính Mỹ phát hiện chúng bắn súng, thả lựu đạn làm một số chiến sĩ của ta bị thương, sau đó chúng cho máy bay thả thép gai bịt miệng hầm và cho lính canh gác, đến sáng hôm sau chúng bắt dẫn đến nhà lao, dùng bom đánh sập miệng hầm chính và một số đoạn khá dài của địa đạo.
Trãi qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, địa đạo đã có nhiều đóng góp lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.
Hình ảnh: Cửa phụ của địa đạo được phát lộ
Trong thời gian qua, UBND xã Bình Phục đã hai lần tổ chức khai quật và đã phát lộ được hai cửa miệng hầm phụ của địa đạo. Hội thảo lần này là tiền đề để xác lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam công nhận địa đạo Ngọc Sơn là di tích lịch sử cấp tỉnh./.
Hình ảnh: Cửa phụ của địa đạo được phát lộ
Trong thời gian qua, UBND xã Bình Phục đã hai lần tổ chức khai quật và đã phát lộ được hai cửa miệng hầm phụ của địa đạo. Hội thảo lần này là tiền đề để xác lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam công nhận địa đạo Ngọc Sơn là di tích lịch sử cấp tỉnh./.
Hình ảnh: Cửa phụ của địa đạo được phát lộ
Trong thời gian qua, UBND xã Bình Phục đã hai lần tổ chức khai quật và đã phát lộ được hai cửa miệng hầm phụ của địa đạo. Hội thảo lần này là tiền đề để xác lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam công nhận địa đạo Ngọc Sơn là di tích lịch sử cấp tỉnh./.